Trần thạch cao và phương pháp thi công an toàn, hiệu quả

Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện

Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:

Sau khi hoàn chỉnh phần mái,  chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng cân chỉnh ống nước hoặc tia lade, đánh dấu mặt phẳng

Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định vị hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc ticke sắt, ticke nhựa tùy theo loại tường, vách…

Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.

Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng của khung.

Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.

Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.

Hệ khung trần chìm: Là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.

Hướng dẫn lắp đặt và hoàn thiện:

Sau khi hoàn thiện phần mái và trần, cần chuẩn bị các vật liệu và tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần bằng cách lấy dấu chiều cao bằng ống nước , đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan bê tông và định vị bằng ticke sắt, ticke nhựa hoặc đinh thép.

Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm.

Bước 4: Thanh chính được liên kết với ty treo của điểm treo tạo ra khung dọc Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000m.

Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh  chính) bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính hoặc bằng khóa liên kết tùy theo hệ khung trần.

Bước 6: Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các đầu vít phải chìm vào mặt tấm.

Bước 7: Hoàn thiện các mối nối tấm và làm phẳng

Trần thạch cao khung chìm nhẹ và dễ sử dụng, có một hệ khung xương chịu lực bên trong, bề mặt phía ngoài có thể được bao phủ bằng các loại vật liệu khác nhau như: Thạch cao hoặc tấm chịu nước, sau đó được xử lý các đường ráp nối, sơn bả. Sản phẩm sau khi hoàn thiện trông giống như là đổ bê tông thật, rất chắc chắn và thẩm mỹ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *